Tình Trạng Thẻ Là Gì? Tại Sao Phải Phân Biệt Tình Trạng Thẻ?

By Admin - Vinh at 00:03 15/03/2024

Khi mới bước chân vào con đường sưu tập thẻ bài Pokemon TCG, chắc đã không ít bạn luôn bị rối và không hiểu những từ ngữ cũng như viết tắt của các từ như Cond, M - NM, A, A- ,B và vâng vâng. Hiểu được nỗi lòng của các bạn thì bài viết này mình sẽ phân tích những từ viết tắt cũng như nghĩa và xếp loại các mức độ tình trạng của thẻ bài.

Ở những thị trường Châu Âu cũng như những lá bài phiên bản tiếng anh, thường các bạn buôn bán hoặc trao đổi sẽ dùng những từ thông dụng để viết tắt hoặc chỉ về tình trạng thẻ như cond, m - nm và vâng vâng. Vậy để mình làm rõ hơn về vấn đề này.

- Cond ở đây được viết tắt của từ Conditions dịch nôm na có nghĩa là tình trạng của lá bài Pokemon, từ này dùng để chỉ độ hoàn thiện cũng như tình trạng của lá bài theo thời gian, vì bộ môn Pokemon TCG đã ra đời rất lâu và cũng đã có những mặt hàng cổ và giá trị cao nhưng có loại thì tình trạng tốt loại thì không, vì vậy khi buôn bán người mua luôn muốn biết được tình trạng của sản phẩm mình mua hoặc cũng như người bán muốn cập nhật tình trạng của sản phẩm thẻ bài hoặc những sản phẩm pokemon của mình một cách đúng nhất để nó được bán theo giá thị trường ngày nay.

M - NM chắc hẵn cũng nhiều bạn đã thấy những từ viết tắt và cũng không biết đây là gì, đây là những từ được chỉ cho tình trạng thẻ theo một mức độ nào đó, thông thường thì thẻ bài sẽ có 5 tình trạng khác nhau được xếp từ tốt nhất cho tới tệ nhất như sau:

Mint(M) -> Near Mint(NM) -> Lightly Play(LP) -> Heavily Play(HP) -> Damaged Conditions.

- Mint (M) theo mình được biết đây là một chiếc thẻ không có một vấn đề gì về tình trạng thẻ, không bị hư hại hay bị chịu một vấn đề gì đó tác động lên lá bài gần như là hoàn hảo. Những lá này thường được các người sưu tầm đem đi định giá thẻ của mình để được bảo quản và nâng tầm giá trị của chiếc thẻ.

- Near Mint (NM) đây là tình trạng chung hầu hết của các thẻ ngày nay, các thẻ này thường đều gần như là tốt, đa số các thẻ này đều bị từ bên trong có nghĩa là từ phía nhà sản xuất và phân phối Pokemon. Những lỗi thường gặp ở những chiếc thẻ bị tình trạng này đa số không đáng kể như bị một đường kẻ ở thẻ bài( hay còn gọi là print line), bị một số chỗ chấm trên thẻ bài do dư mực không quá to lớn hoặc có thể bị trầy một ít ở những cạnh viền của thẻ bài trong khâu cắt thẻ.

Đây là tình trạng thẻ bị print line ( bị một đường kẻ ngang hoặc dọc ở lá bài).

Đây là tình trạng cắt thẻ không hoàn chỉnh từ phía nhà sản xuất khi lá bài vừa được khui ra.

- Lightly Play (LP) ở mức độ tình trạng này thì chiếc thẻ sẽ bị trắng ở những vùng cạnh nhiều hơn hoặc là bị nhiều lỗi hơn, những chiếc thẻ này thường là do không có lớp bảo vệ(Sleevee, Toploader, ....) do những tác động bên ngoài do chúng ta hay lấy ra vào để xem hoặc để dùng đấu bài trong Pokemon.

Đây là tình trạng thẻ do không có lớp bảo vệ khiến các cạnh trắng nhiều hơn theo thời gian sử dụng.

- Heavily Play (HP) đây là tình trạng thẻ bị khá nặng do những yếu tố như cấn trên lá bài do người sưu tập bất cẩn để một vật đè lên hoặc do móng tay chúng ta quá dài khi lấy ra vào vô tình làm cấn vào chiếc thẻ, hoặc có thể là những chiếc thẻ bị xước hiệu ứng (foils) khi để các là bài không có lớp bảo vệ ma sát nhau điều này bụi bẫm những hạt cát hoặc một vật thể nào đó di chuyển tới lui làm trầy đi lớp hiệu ứng này.

Đây là tình trạng thẻ bị cấn do ta vô tình để một vật thể nào đó đè lên.

Đây là tình trạng thẻ bị trầy xước cũng như xước lớp hiệu ứng do ma sát hoặc để bụi cát li ti vào và ma sát chúng gây ra trầy xước nghiêm trọng trên lá bài.

- Damage Conditions đây là tình trạng thẻ tệ nhất là do chúng ta để một vật thể nào đó đè lên khiến những thẻ này bị gập hoặc không còn nguyên vẹn, có thể là do vô nước hay một vấn đề gì đó khiến tình trạng thẻ không còn được tốt.

Tình trạng thẻ bị vô nước khiến lá bài bị nhăn nhúm teo lại mất đi tình trạng ban đầu.

Đây là tình trạng thẻ bị gập không còn nguyên vẹn do bị một tác động nào đó đè lên cấn lên nên để lại một vết lằn trên chiếc thẻ.

Còn những chữ cái như A, A-, B hay C, D cũng như vậy, tương đồng ở những phiên bản tiếng anh thì thường những từ này dùng để cho môi trường Châu Á ở những nơi chuyên bán những thẻ thị trường Nhật và cũng có 5 cấp độ thẻ như sau:

A(Mint) -> A-(Near Mint) -> B(Lightly Play) -> C(Heavily Play) -> D(Damage Conditions).

Và người chơi qua từng giai đoạn phân biệt ra những tình trạng thẻ này như vậy là do để chúng ta có thể dễ dàng kiểm định cũng như biết được giá trị đúng của nó, vì ở những thẻ bài hay sản phẩm có giá trị cao mỗi tình trạng khác nhau có mức giá cách biệt lớn, cũng như nhu cầu của từng người chơi sưu tập khác nhau có người chơi thì không quá quan trọng vào tình trạng lá bài mình thích là được hoặc có những người chơi sưu tập họ muốn mua chiếc thẻ mới để đem đi giám định để nâng cao giá trị sản phẩm lá bài ấy. Vì vậy nên chúng ta có những cách phân biệt sau và để dễ dàng buôn bán và trao đổi trên thị trường hơn.